Tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường thấp hay cao phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, chất lượng cuộc sống thông qua các hoạt động thể thao và chế độ ăn uống. Do đó, người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe để nâng cao tuổi thọ.
1. Người mắc bệnh tiểu đường có thể sống được bao lâu?
Theo ước tính của Diabetes UK thì tuổi thọ của người bình thường có thể bị giảm xuống tới 10 năm khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và giảm hơn 20 năm đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, nhờ sự cải thiện trong chăm sóc bệnh nhân tiểu đường trong những thập kỷ gần đây mà tuổi thọ của họ đang tăng lên đáng kể.
Kết quả của một nghiên cứu kéo dài 30 năm của Đại học Pittsburgh, được công bố vào năm 2012, ghi nhận rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sinh sau năm 1965 có tuổi thọ là 69 tuổi.
2. Nguyên nhân làm giảm tuổi thọ ở bệnh nhân tiểu đường?
Lượng đường trong máu cao trong một khoảng thời gian liên tục có thể gây ra một số biến chứng gặp ở bệnh nhân tiểu đường như:
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao còn gây ra các tình trạng sức khỏe liên quan như:
Cả hai tình trạng này đều góp phần làm giảm lưu thông máu và tăng thêm tổn thương đến các cơ quan như tim, thận, mắt và thần kinh.
Trong một số trường hợp, các biến chứng tạm thời như hạ đường huyết và nhiễm toan ceton do tiểu đường cũng có thể gây tử vong ở người bệnh đái tháo đường.
3. Người mắc bệnh tiểu đường cần làm gì để tăng tuổi thọ?
Để cải thiện tuổi thọ, người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu để làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng
- Tận hưởng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng và vận động thường xuyên, để duy trì huyết áp và cholesterol ở mức khỏe mạnh, thúc đẩy lưu thông máu tốt.
4. Tại sao tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thấp hơn loại 2?
Người bệnh tiểu đường tuýp 1 có tuổi thọ thấp hơn tiểu đường tuýp 2 vì độ tuổi xuất hiện bệnh sớm hơn. Họ thường được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 ngay còn nhỏ.
Các nghiên cứu gần đây về tuổi thọ cho thấy sự cải thiện đáng kể về tuổi thọ ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sau thế kỷ XX. Theo thống kê, đã có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sống lâu trên 85 tuổi.
5. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhẹ hơn tuýp 1 không?
Nhìn chung, bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển chậm hơn tiểu đường tuýp 1. Do đó, nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ phát hiện bệnh sau nhiều năm mắc bệnh khi những dấu hiệu và biến chứng xảy ra.
Tuy nhiên, về mức độ nguy hiểm, cả hai bệnh này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bạn cần nhận thức rằng đây là căn bệnh khó điều trị, cần thời gian, sự kiên trì và chăm sóc lâu dài để kiểm soát bệnh tốt.
Theo đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện nay có triển khai các dịch vụ khám sức khỏe tổng quát định kỳ và theo dõi những biến chứng sớm bệnh tiểu đường gây ra. Vì thế, khi có tiền sử bệnh tiểu đường, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, tầm soát biến chứng và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, lối sống nhằm nâng cao tuổi thọ về sau.